HỆ THỐNG VĂN BẢN    SINH HOẠT CHI BỘ     RSS     SITEMAP   

  ĐƯỜNG LỐI - CHÍNH SÁCH
  THỰC TIỄN - KINH NGHIỆM
  TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN
  TRẢ LỜI Ý KIẾN ĐẢNG VIÊN
  HỎI ĐÁP CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT
VIDEO MỚI xem thêm
 TRANG CHỦ   >  HỎI ĐÁP CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT
Đăng vào Thứ sáu, ngày 20/01/2017
FaceBook Google Twitter | In bài viết
Hỏi đáp chính sách BHXH, BHYT, BHTN tháng 12/2016
Hỏi: Tôi mới thành lập doanh nghiệp, dự kiến sử dụng khoảng 30 lao động. Tôi muốn đóng Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (BHXH, BHYT, BHTN) cho những lao động này thì phải làm những thủ tục gì?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 21, Mục 1, Chương III Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 9/9/2015 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, hồ sơ đơn vị tham gia, đóng BHXH, BHYT, BHTN lần đầu, gồm:
- Thành phần hồ sơ:
Đối với NLĐ: Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS); đối với người được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn cần có giấy tờ chứng minh.
Đối với đơn vị: Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin đơn vị tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS); danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu D02-TS); bảng kê hồ sơ làm căn cứ hưởng quyền lợi BHYT cao hơn (Mục II Phụ lục 03).
- Số lượng hồ sơ: 1 bộ
Ông có thể liên hệ với BHXH thành phố Thái Nguyên (nơi DN đóng trụ sở) để được hướng dẫn cụ thể về hồ sơ, quy trình đăng ký tham gia cho NLĐ.
Hỏi: Người tham gia BHXH tự nguyện mà trước đó đã có thời gian tham gia BHXH bắt buộc thì thời gian tính hưởng chế độ hưu trí được xác định thế nào? Đến khi nào thì được nghỉ hưu? Những trường hợp đã có hơn 20 năm đóng BHXH bắt buộc có được nghỉ hưu sớm không?
Trả lời:
Theo Điều 4 Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH ngày 18/2/2016 của Bộ LĐ-TB&XH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện:
1. Thời gian tính hưởng chế độ hưu trí đối với người tham gia BHXH tự nguyện trước đó có thời gian đóng BHXH bắt buộc là tổng thời gian đã đóng BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện, không bao gồm thời gian đã tính hưởng BHXH một lần.
2. Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện có thời gian tính hưởng chế độ hưu trí từ đủ 20 năm trở lên, trong đó có dưới 20 năm đóng BHXH bắt buộc thì điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu là nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
3. Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện có từ đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên thì điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu được thực hiện theo quy định của pháp luật về BHXH bắt buộc.
Ví dụ: Bà D có thời gian tính hưởng chế độ hưu trí là 22 năm, trong đó có 20 năm 3 tháng đóng BHXH bắt buộc, trong 20 năm 3 tháng thì có 16 năm làm việc ở nơi có hệ số phụ cấp khu vực 0,7. Như vậy, điều kiện về tuổi đời để hưởng lương hưu của bà D là đủ 50 tuổi.
 
Hỏi: Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của những người thuộc lực lượng vũ trang được tính thế nào?
Trả lời:
Điều 2 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10/5/2016 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc đối với quân nhân, CAND dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân quy định đối tượng áp dụng gồm:
1. NLĐ thuộc diện hưởng lương tham gia BHXH bắt buộc quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 Luật BHXH, bao gồm:
a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp QĐND;
b) Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật CAND;
c) Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân (sau đây được viết tắt là người làm công tác cơ yếu).
2. NLĐ thuộc diện hưởng phụ cấp quân hàm hoặc sinh hoạt phí tham gia BHXH bắt buộc quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 2 Luật BHXH, bao gồm:
a) Hạ sĩ quan, binh sĩ QĐND;
b) Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ CAND; học viên CAND đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
c) Học viên cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.
3. Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại Khoản 4 Điều 123 Luật BHXH.
4. NLĐ quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này trong thời gian đi học tập, thực tập, công tác, nghiên cứu, đi điều dưỡng ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc phụ cấp quân hàm hoặc sinh hoạt phí ở trong nước và đóng BHXH theo quy định thì được hưởng các chế độ BHXH quy định tại Nghị định này.
Theo Điều 15 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với NLĐ quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Nghị định này theo Điều 89 Luật BHXH, được quy định như sau:
1. NLĐ quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này thì tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo cấp bậc quân hàm, ngạch, bậc, và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương cơ sở do Chính phủ quy định ở từng giai đoạn.
2. Trường hợp NLĐ quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này được cấp có thẩm quyền cử biệt phái sang làm việc tại các cơ quan, tổ chức ngoài Quân đội, công an, cơ yếu hoặc được cử sang làm việc tại các DN, liên doanh của Quân đội, công an, cơ yếu mà vẫn do cơ quan đơn vị cũ quản lý thì tiền lương tháng đóng BHXH được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp NLĐ quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này đang giữ chức vụ lãnh đạo ở một cơ quan, đơn vị trong Quân đội, công an, cơ yếu; đồng thời, được bầu cử, bổ nhiệm kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo ở cơ quan, đơn vị khác (cả trong và ngoài Quân đội, công an, cơ yếu) thì được hưởng chế độ phụ cấp kiêm nhiệm theo quy định của pháp luật về tiền lương. Tiền lương tháng đóng BHXH được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
4. NLĐ quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định này thì tiền lương tháng đóng BHXH tính trên mức lương cơ sở do Chính phủ quy định ở từng giai đoạn.
 
Hỏi: Theo quy định, những đối tượng như thế nào có thể tham gia BHXH tự nguyện? Người tham gia phải đóng với mức đóng như thế nào và có thể đóng gộp 1 lần cho nhiều tháng không? Đóng đến khi nào mới được hưởng chế độ hưu trí?
Trả lời:
Theo Khoản 1, Điều 2 Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH ngày 18/2/2016 của Bộ LĐ-TB&XH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện, người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của pháp luật về BHXH, bao gồm:
a) NLĐ làm việc theo HĐLĐ có thời hạn dưới 3 tháng trước ngày 1/1/2018; NLĐ làm việc theo HĐLĐ có thời hạn dưới 1 tháng từ ngày 1/1/2018 trở đi;
b) Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu, khu phố;
c) NLĐ giúp việc gia đình;
d) Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương;
đ) Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong HTX, liên hiệp HTX;
e) Người nông dân, NLĐ tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình;
g) NLĐ đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về BHXH;
h) Người tham gia khác.
Về mức đóng và phương thức đóng của NLĐ tham gia BHXH tự nguyện, Điều 87 Luật BHXH 2014 quy định:
1. NLĐ hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do NLĐ lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH cho NLĐ tham gia BHXH tự nguyện.
2. NLĐ được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:
a) Hằng tháng;
b) 3 tháng một lần;
c) 6 tháng một lần;
d) 12 tháng một lần;
đ) Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định tại Điều này.
Điều 73 Luật BHXH đã quy định, NLĐ hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
b) Đủ 20 năm đóng BHXH trở lên.
NLĐ đã đủ điều kiện về tuổi theo quy định tại điểm a nhưng thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
 
Hỏi: Em tham gia BHYT sinh viên, đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại Phòng Y tế nhà trường. Em nghe nói từ 01/01/2016 người có thẻ BHYT được khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế khác mà không nhất thiết phải khám, chữa bệnh ở nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu. Vậy em có thể khám, chữa bệnh tại một bệnh viện huyện ở gần nhà được không?
Trả lời:
Từ ngày 01/01/2016, người tham gia BHYT đăng ký KCB ban đầu tại trạm y tế xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền KCB tại trạm y tế xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh, được hưởng 100% chi phí KCB trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT.
Vì vậy, khi bạn đăng ký KCB ban đầu tại Phòng Y tế nhà trường (tương đương với trạm y tế xã hoặc phòng khám đa khoa) thì bạn có thể KCB tại các bệnh viện huyện trên địa bàn tỉnh mà không cần Giấy chuyển tuyến và được hưởng đầy đủ quyền lợi về khám, chữa bệnh BHYT./.

Hà Bùi Huệ, Bảo hiểm xã hội tỉnh - tổng hợp
XEM THÊM
An toàn giao thôngThái Nguyên số tháng 12/2016 (20/01/2017)
Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên kê khai, nộp thuế điện tử nhanh chóng thuận tiện, tiết kiệm thời gian và chi phí. (20/01/2017)
Kế hoạch dán tem tại các cột đồng hồ bơm xăng, dầu đã đạt gấn 50% qua 5 ngày triển khai. (20/01/2017)
Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 95/2016/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký thuế thay thế Thông tư số 80/2012/TT-BTC. (20/01/2017)
Tăng cường kiểm tra bảo đảm TTATGT đường thủy nội địa (20/01/2017)
Hỏi đáp chính sách BHXH, BHYT, BHTN tháng 6/2016 (18/01/2017)
Truy cập hôm nay 727
Tổng lượt truy cập 2341156
Đang truy cập 39

Lên đầu trang
Dành cho quản trị