HỆ THỐNG VĂN BẢN    SINH HOẠT CHI BỘ     RSS     SITEMAP   

  ĐƯỜNG LỐI - CHÍNH SÁCH
  THỰC TIỄN - KINH NGHIỆM
  TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN
  TRẢ LỜI Ý KIẾN ĐẢNG VIÊN
  HỎI ĐÁP CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT
VIDEO MỚI xem thêm
 TRANG CHỦ   >  HỎI ĐÁP CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT
Đăng vào Thứ tư, ngày 03/01/2018
FaceBook Google Twitter | In bài viết
HỎI - ĐÁP CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
Hỏi: Có phải mức tiền lương người lao động (NLĐ) đã đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ được điều chỉnh? Quy định cụ thể về vấn đề này như thế nào?
Trả lời:
Điều 63 Luật BHXH quy định:
1. Tiền lương đã đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH đối với NLĐ quy định tại khoản 1 Điều 89 của Luật này được điều chỉnh theo mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí đối với NLĐ tham gia BHXH trước ngày 1/1/2016.
Đối với NLĐ bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 1/1/2016 trở đi thì tiền lương đã đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được điều chỉnh như quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tiền lương đã đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH đối với NLĐ quy định tại khoản 2 Điều 89 của Luật này được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.
Theo Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ, việc điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH theo Điều 63 của Luật BHXH được quy định như sau:
1. Tiền lương đã đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH đối với NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được điều chỉnh theo mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng chế độ đối với NLĐ bắt đầu tham gia BHXH trước ngày 1/1/2016.
Đối với NLĐ bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 1/1/2016 trở đi thì việc điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được điều chỉnh như quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Tiền lương đã đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH đối với NLĐ theo chế độ tiền lương do người SDLĐ quyết định được điều chỉnh theo công thức sau:
Tiền lương tháng đóng BHXH sau điều chỉnh của từng năm = Tiền lương tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người SDLĐ quyết định của từng năm nhân (x) Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm tương ứng
a) Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH được tính trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm và được xác định bằng biểu thức sau:
Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm t = Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm liền kề trước năm NLĐ hưởng BHXH tính theo gốc so sánh bình quân của năm 1994 bằng 100% chia (/) Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm t tính theo gốc so sánh bình quân của năm 1994 bằng 100%
Trong đó:
- t là năm bất kỳ trong giai đoạn điều chỉnh;
- Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm t được lấy tròn hai số lẻ và mức thấp nhất bằng 1 (một).
b) Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của các năm trước năm 1995 được lấy bằng mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm 1994.
3. Hằng năm, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH quy định mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH đối với NLĐ thực hiện chế độ tiền lương do người SDLĐ quyết định, trên cơ sở quy định tại Khoản 2 Điều này và chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm do Tổng cục Thống kê công bố.

Hỏi: NLĐ thất nghiệp cần đáp ứng điều kiện gì để được hỗ trợ học nghề? NLĐ cần làm thủ tục gì để được hưởng hỗ trợ?
Trả lời:
Điều 55 Luật Việc làm quy định, NLĐ quy định tại Khoản 1, Điều 43 của Luật này đang đóng BH thất nghiệp được hỗ trợ học nghề khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Đủ các điều kiện quy định tại các Khoản 1, 3 và 4 Điều 49 của Luật này. Cụ thể là:
- Chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐ làm việc, trừ các trường hợp: NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ, HĐ hợp đồng trái pháp luật; Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) theo quy định;
- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BH thất nghiệp, trừ các trường hợp: Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù; Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; Chết.
2. Đã đóng BH thất nghiệp từ đủ 9 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐ làm việc theo quy định của pháp luật.
Về thủ tục để hưởng chế độ hỗ trợ học nghề:
- Đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, hồ sơ nộp cho Trung tâm DVVL nơi NLĐ đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. Hồ sơ gồm: Đơn đề nghị hỗ trợ học nghề theo mẫu của Bộ LĐ-TB&XH quy định;
+ Đối với người thất nghiệp có thời gian đóng BH thất nghiệp từ đủ 9 tháng trở lên, nhưng không thuộc diện hưởng trợ cấp thất nghiệp, thì hồ sơ nộp cho Trung tâm DVVL địa phương nơi NLĐ có nhu cầu học nghề. Hồ sơ gồm: Đơn đề nghị hỗ trợ học nghề theo mẫu do Bộ LĐ-TB&XH quy định; bản chính hoặc bản sao chứng thực quyết định chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐ làm việc đã hết hạn; quyết định thôi việc; quyết định sa thải; quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc thông báo chấm dứt HĐLĐ; sổ BHXH.

Hỏi: Việc điều chỉnh trợ cấp BHXH hằng tháng theo Nghị định 55/2016 cho những người có mức trợ cấp thấp được thực hiện như thế nào?
Trả lời:
Văn bản số 3220/BHXH-CSXH ngày 24/8/2016 của BHXH Việt Nam hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Nghị định 55/2016 và giải quyết hưởng các chế độ BHXH kể từ ngày 1/5/2016 cũng hướng dẫn việc điều chỉnh trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng. Theo đó, khoản 2 mục I quy định, đối với cán bộ xã hưởng trợ cấp hằng tháng, người hưởng trợ cấp MSLĐ, trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 4/8/2000, Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 6/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ, trợ cấp công nhân cao su hằng tháng:
2.1. Người đang hưởng trước ngày 1/1/2015, nếu có mức hưởng thấp hơn 2.000.000 đồng/tháng thì từ ngày 1/1/2016 được điều chỉnh như sau:
a) Đối với người có mức hưởng từ 1.850.000 đồng/tháng trở xuống: Mức trợ cấp hàng tháng (MTCHT) sau điều chỉnh = MTCHT trước điều chỉnh + 150.000 đồng/tháng.
b) Đối với người có mức hưởng từ trên 1.850.000 đồng/tháng: MTCHT sau điều chỉnh = 2.000.000 đồng/tháng.
2.2. Người bắt đầu hưởng từ ngày 1/1/2015 đến trước ngày 1/1/2016 và từ ngày 1/1/2016 đến trước ngày 1/5/2016 thì được điều chỉnh như sau:
a) Điều chỉnh tăng tỷ lệ thêm 8% kể từ ngày bắt đầu hưởng: MTCHT sau điều chỉnh = MTCHT hiện hưởng x 1,08.
b) Trường hợp sau khi điều chỉnh theo tiết a khoản này mà có mức hưởng thấp hơn 2.000.000 đồng thì được điều chỉnh (từ ngày 1/1/2016 đối với người hưởng trước ngày 1/1/2016, từ ngày bắt đầu hưởng đối với người hưởng từ ngày 1/1/2016 trở đi), cụ thể như sau:
b1) Đối với người có mức hưởng từ 1.850.000 đồng/tháng trở xuống: MTCHT sau điều chỉnh = MTCHT sau điều chỉnh của tiết a khoản này + 150.000 đồng/tháng.
b2) Đối với người có mức hưởng từ trên 1.850.000 đồng/tháng: MTCHT sau điều chỉnh = 2.000.000 đồng/tháng.
2.3. Người bắt đầu hưởng từ ngày 1/5/2016, nếu có mức hưởng thấp hơn 2.000.000 đồng/tháng thì từ ngày bắt đầu hưởng được điều chỉnh như sau:
a) Đối với người có mức hưởng từ 1.850.000 đồng/tháng trở xuống: MTCHT sau điều chỉnh = MTCHT trước điều chỉnh + 150.000 đồng/tháng.
b) Đối với người có mức hưởng từ trên 1.850.000 đồng/tháng: MTCHT sau điều chỉnh = 2.000.000 đồng/tháng.
3. Điều chỉnh mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người đang hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN từ trước ngày 1/5/2016: Mức hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng từ ngày 01/5/2016 = Mức hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng của tháng 4/2016 x 1,0522.
4. Điều chỉnh trợ cấp tuất hằng tháng đối với những thân nhân đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trước ngày 1/5/2016 thì từ ngày 1/5/2016 mức hưởng như sau:

Hỏi: Tôi mang thai được 14 tuần tuổi thì phải phá thai theo chỉ định của bác sĩ do thai bị bệnh lý. Vậy chế độ thai sản của tôi được tính như thế nào?
Trả lời:
Khoản 1, Điều 33 Luật BHXH năm 2014 quy định: Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở KCB có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
a) 10 ngày nếu thai dưới 5 tuần tuổi;
b) 20 ngày nếu thai từ 5 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên. 
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản nêu trên tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Khoản 1, Điều 39 Luật BHXH quy định:
NLĐ hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp NLĐ đóng BHXH chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH;
b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày.
+ Đối với mức hưởng bằng 40% mức LTT chung thì MTCHT bằng 484.000 đồng (40% mức lương cơ sở 1.210.000 đồng);
+ Đối với mức hưởng bằng 50% mức LTT chung thì MTCHT bằng 605.000 đồng (50% mức lương cơ sở 1.210.000 đồng);
+ Đối với mức hưởng bằng 70% mức LTT chung thì MTCHT bằng 847.000 đồng (70% mức lương cơ sở 1.210.000 đồng).

Hỏi: Người có thẻ BHYT đi KCB thế nào thì là đúng tuyến? Trong trường hợp cấp cứu, người có thẻ BHYT được đưa vào Bệnh viện không phải nơi đăng ký KCB ghi trên thẻ có được xem là KCB đúng tuyến không? Giấy hẹn khám lại của bệnh nhân BHYT có giá trị sử dụng trong bao lâu?
Trả lời:
Điều 11 Thông tư số 40/2015/TT-BYT ngày 16/11/2015 của Bộ Y tế quy định đăng ký khám bệnh, chữa bệnh (KCB) BHYT ban đầu và chuyển tuyến KCB BHYT đã nêu rõ các trường hợp được xác định là đúng tuyến KCB BHYT. Cụ thể là:
1. Người có thẻ BHYT đăng ký KCB ban đầu tại cơ sở KCB tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc BV tuyến huyện được quyền KCB BHYT tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa, hoặc BV tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh.
2. Người có thẻ BHYT đăng ký KCB ban đầu tại cơ sở KCB tuyến xã chuyển tuyến đến BV huyện, bao gồm cả các BV huyện đã được xếp hạng I, hạng II và BV y học cổ truyền tỉnh (trong trường hợp BV huyện không có khoa y học cổ truyền).
3. Người có thẻ BHYT được BV tuyến huyện, bao gồm cả BV đã được xếp hạng I, hạng II và BV đa khoa, BV chuyên khoa, viện chuyên khoa, trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh chuyển tuyến đến trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh hoặc BV đa khoa, BV chuyên khoa, viện chuyên khoa tuyến tỉnh cùng hạng hoặc hạng thấp hơn.
4. Trường hợp cấp cứu:
a) Người bệnh được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở KCB nào. Bác sĩ hoặc y sĩ tiếp nhận người bệnh đánh giá, xác định tình trạng cấp cứu và ghi vào hồ sơ, bệnh án.
b) Sau giai đoạn điều trị cấp cứu, người bệnh được chuyển vào điều trị nội trú tại cơ sở KCB nơi đã tiếp nhận cấp cứu người bệnh hoặc được chuyển đến cơ sở KCB khác để tiếp tục điều trị theo yêu cầu chuyên môn hoặc được chuyển về nơi đăng ký KCB ban đầu sau khi đã điều trị ổn định.
5. Trường hợp người bệnh được chuyển tuyến KCB có bệnh khác kèm theo, bệnh được phát hiện hoặc phát sinh ngoài bệnh đã ghi trên giấy chuyển tuyến, cơ sở KCB nơi tiếp nhận người bệnh thực hiện việc KCB đối với các bệnh đó trong phạm vi chuyên môn.
6. Trường hợp người tham gia BHYT đi công tác, học tập, làm việc lưu động hoặc tạm trú dưới 12 tháng tại địa phương khác thì được KCB tại cơ sở KCB trên địa phương đó tương đương với tuyến của cơ sở KCB ban đầu ghi trên thẻ BHYT. Trường hợp địa phương đó không có cơ sở y tế tương đương thì người tham gia BHYT được lựa chọn cơ sở KCB khác có tổ chức KCB BHYT ban đầu.
Về việc sử dụng giấy hẹn khám lại, Khoản 2 Điều 12 Thông tư số 40/2015/TT-BYT quy định: Mỗi Giấy hẹn khám lại chỉ sử dụng 1 lần theo thời gian ghi trong Giấy hẹn khám lại của cơ sở KCB. Mẫu Giấy hẹn khám lại đối với người bệnh BHYT quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.


Bảo hiểm xã hội tỉnh Thái Nguyên
XEM THÊM
Hỏi đáp chính sách BHXH, BHYT, BHTN tháng 06/2017 (05/07/2017)
Thông báo số 751/TB-BHXH, ngày 14/6/2017 của Bảo hiểm xã hội tỉnh về việc điều chỉnh, bổ sung hướng dẫn đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế năm 2017 (05/07/2017)
Hỏi đáp chính sách thuế mới (20/01/2017)
Truy cập hôm nay 65
Tổng lượt truy cập 2338199
Đang truy cập 11

Lên đầu trang
Dành cho quản trị