HỆ THỐNG VĂN BẢN    SINH HOẠT CHI BỘ     RSS     SITEMAP   

  ĐƯỜNG LỐI - CHÍNH SÁCH
  THỰC TIỄN - KINH NGHIỆM
  TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN
  TRẢ LỜI Ý KIẾN ĐẢNG VIÊN
  HỎI ĐÁP CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT
VIDEO MỚI xem thêm
 TRANG CHỦ   >  ĐƯỜNG LỐI - CHÍNH SÁCH
Đăng vào Thứ bảy, ngày 20/04/2024
FaceBook Google Twitter | In bài viết
HƯỚNG DẪN xây dựng mô hình “Dân vận khéo”

ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN

ĐẢNG ỦY KHỐI CÁC CƠ QUAN

*

Số 29-HD/ĐUK

 

 

 

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

 
 
 



Thái Nguyên, ngày 16 tháng 4 năm 2024

         

HƯỚNG DẪN

xây dựng mô hình “Dân vận khéo”

-----

Thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”; Kế hoạch số 30-KH/ĐUK, ngày 12/7/2021 của Ban Thường vụ Đảng ủy Khối về triển khai thực hiện Đề án số 05- ĐA/TU, ngày 09/4/2021 của Tỉnh ủy Thái Nguyên về “Tăng cường công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025” (sau đây viết tắt là
Đề án số 05-ĐA/TU); Quyết định số 08/2022/QĐ-UBND, ngày 19/4/2022 của
Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Quy định thi đua, khen thưởng phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2022 - 2026;
Hướng dẫn số 08-HD/BDVTU, ngày 25/9/2022 của Ban Dân vận Tỉnh ủy về
công tác khen thưởng Phong trào thi đua “Dân vận khéo”, giai đoạn 2022 - 2026; căn cứ Chương trình công tác năm 2024
, Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh Hướng dẫn xây dựng mô hình “Dân vận khéo” như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Nâng cao hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong toàn Đảng bộ. Khắc phục các hạn chế, bất cập, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong việc tổ chức triển khai phong trào thi đua “Dân vận khéo”; huy động được sức mạnh, nguồn lực của các tổ chức đảng, đoàn thể, đảng viên, đoàn viên, hội viên, công chức,
viên chức, người lao động để p
hong trào thi đua “Dân vận khéo” trở thành
nòng cốt của các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước,
đóng góp phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

- Xây dựng các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực, chú trọng vào những việc mới, việc khó ở mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tham gia
giải quyết những vấn đề bức thiết gắn với nhiệm vụ chính trị của mỗi cơ quan,
đơn vị, doanh nghiệp và chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng của đảng viên,
đoàn viên, hội viên, công chức, viên chức, người lao động và của Nhân dân.

- Việc xây dựng các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” phải được triển khai nghiêm túc, đồng bộ, thiết thực, hiệu quả. Coi trọng công tác đánh giá, rút kinh nghiệm, biểu dương, nhân rộng các mô hình, điển hình tiêu biểu.

II. NỘI DUNG

1. Nội dung xây dựng mô hình “Dân vận khéo

Căn cứ tình hình thực tế và trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, các chi, đảng bộ trực thuộc lựa chọn nội dung xây dựng mô hình cụ thể để thực hiện, bao gồm 04 lĩnh vực cơ bản với gợi ý, định hướng như sau:

1.1. Lĩnh vực xây dựng Đảng và hệ thống chính trị: Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống, những biểu hiện
“tự diễn biển”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ (các Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII, XIII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng); việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; công tác giám sát và phản biện xã hội; tham gia
góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền
; về một số vấn đề về tiếp tục đối mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực,
hiệu quả; công tác cải cách hành chính; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở,
công tác đối thoại của cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị với cán bộ, công chức, người lao động, với nhân dân, xây dựng người cán bộ, đảng viên nhất là người đứng đầu mạnh dạn đổi mới phương pháp, phong cách, lề lối làm việc,
năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung; mô hình
đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác...

1.2. Lĩnh vực phát triển kinh tế: Các mô hình “Dân vận khéo” trong tuyên truyền, hướng dẫn, triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia[1]; vận động Nhân dân đóng góp tài lực, vật lực để xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao,
đô thị văn minh,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng khoa học - công nghệ, phát triển các mô hình nông nghiệp an toàn theo hướng VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ…; liên kết tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa,
dịch vụ, sản xuất kinh doanh giỏi, làm giàu chính đáng
; vận động Nhân dân bảo vệ môi trường, phòng, chống biến đổi khí hậu...

1.3. Lĩnh vực văn hóa - xã hội: Các mô hình “Dân vận khéo” trong tuyên truyền cán bộ, đảng viên thực hiện tốt Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước, Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Văn hóa công vụ và Quyết định số 733/QĐ-TTg ngày 14/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện
văn hóa công sở” giai đoạn 2019 - 2025;
Quy định số 213-QĐ/TW, ngày 02/01/2020 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của đảng viên đang công tác
thường xuyên giữ mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú
.

Mô hình “Dân vận khéo” tham gia cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết
xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”
: Xây dựng các sân hoạt động cộng đồng phục vụ phong trào thể dục - thể thao, văn nghệ ở các bản, tiểu khu, tổ dân phố; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, chăm sóc gia đình chính sách,
người nghèo, người neo đơn; công tác nhân đạo, từ thiện...

1.4. Lĩnh vực quốc phòng - an ninh: Thực hiện phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc” thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 09/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới; giải quyết tốt các vấn đề nổi cộm, bức xúc trong Nhân dân, không để xảy ra “điểm nóng”, nhất là các vụ việc liên quan đến đất đai, môi trường, bồi thường, giải phóng mặt bằng, di dân,
tái định cư khi thực hiện các dự án; công tác phòng chống dịch bệnh, thiên tai,
hỏa hoạn, cứu hộ, cứu nạn…

                                 (Tham khảo Phụ lục 1)

2. Xác định tiêu chí, tiêu chuẩn mô hình “Dân vận khéo"

2.1. Xác định tiêu chí mô hình “Dân vận khéo”

2.1.1. Đối với tập thể

(1) Có tên, địa chỉ, nội dung thuộc một trong các lĩnh vực: Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; phát triển kinh tế; văn hóa - xã hội; quốc phòng- an ninh, có đăng ký với quan phát động, triển khai phong trào thi đua “Dân vận khéo”.

(2) Có sự lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan quản lý trực tiếp (cấp ủy, lãnh đạo đơn vị); có sự phối hợp với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tập thể hoặc cá nhân liên quan trong việc xây dựng mô hình (theo thực tế của mô hình).

(3) Tạo sự đồng thuận, huy động được sự tham gia của tập thể, cá nhân;
giải quyết được những vấn đề bức xúc, những việc mới, việc khó, những nhiệm vụ chính trị mà cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đã có chủ trương và đang tập trung tổ chức thực hiện.

(4) Có tính đột phá, cách làm hay, sáng tạo, mang lại hiệu quả nổi bật so với trước khi chưa thực hiện mô hình hoặc các mô hình đã thực hiện trước đó; có tính bền vững, có khả năng nhân rộng ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

(5) Được tổ chức, cơ quan có thẩm quyền (Đảng ủy Khối; đảng ủy cơ sở,
chi bộ)
xác nhận.

2.1.2. Đối với cá nhân

(1) Có phẩm chất chính trị tốt, đạo đức, lối sống lành mạnh; tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nắm vững đường lối,
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực lao động,
học tập, lao động sáng tạo; tham gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vận động cán bộ, đảng viên, quần chúng và Nhân dân làm theo, tạo được niềm tin của cán bộ, đảng viên, quần chúng và Nhân dân;

(2) Có ý tưởng hay, cách làm sáng tạo, tham mưu được những giải pháp đúng đắn cho cấp ủy đảng, chính quyền để giải quyết những vấn đề bức xúc trong Nhân dân kịp thời, hiệu quả;

(3) Phải có tinh thần, thái độ phục vụ Nhân dân tận tình, giải quyết công việc đúng hoặc sớm hơn thời gian quy định, biết lắng nghe dân, giải thích, hướng dẫn
rõ ràng, cụ thể những điều người dân cần biết trong phạm vi trách nhiệm,
thẩm quyền; có phong cách gần dân, học dân và lắng nghe ý kiến của dân; vui vẻ khi tiếp xúc, phục vụ dân, biết xin lỗi dân khi thiếu sót trong công việc, nên cảm ơn khi dân góp ý, phê bình; vận động dân cùng lo và cùng làm việc chung của xã hội; không có biểu hiện vụ lợi, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho dân, không vô cảm trước bức xúc, khó khăn của dân, không thờ ơ, thiếu trách nhiệm đối với dân.

2.2. Xác định tiêu chuẩn mô hình ở các cấp

- Mô hình “Dân vận khéo” cấp cơ sở: Đảm bảo các tiêu chí theo hướng dẫn; đã nhân rộng hoặc có thể nhân rộng ở cơ sở (các chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở; nội bộ tổ chức, cơ quan, đơn vị cấp cơ sở).

- Mô hình “Dân vận khéo” cấp Đảng bộ Khối: Đảm bảo các tiêu chí theo hướng dẫn; đã nhân rộng hoặc có thể nhân rộng trong Đảng bộ Khối (các tổ chức cơ sở đảng, các cơ quan tham mưu, giúp việc Đảng ủy Khối).

3. Đăng ký, tiếp nhận đăng ký và xác nhận mô hình “Dân vận khéo”

3.1. Đối tượng đăng ký

- Đối với tập thể: Cấp ủy, các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Đảng bộ Khối.

Đối với cá nhân: đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc Đảng bộ Khối.

3.2. Cách thức đăng ký

Căn cứ nội dung tiêu chí, tiêu chuẩn mô hình “Dân vận khéo” để lựa chọn
nội dung xây dựng và mức đăng ký thực hiện
(cấp cơ sở, cấp Đảng bộ Khối)
phù hợp với thực tế của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân
. Các tập thể,
cá nhân thực hiện đăng ký xây dựng mô hình
“Dân vận khéo như sau:

+ Mô hình tập thể: Các chi bộ, cấp ủy tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp họp, thống nhất nội dung mô hình và thực hiện đăng ký xây dựng mô hình (Mẫu 1 dành cho tổ chức đảng hoặc 1a dành cho cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp).

+ Cá nhân: Mô hình của đảng viên, đăng ký với chi bộ nơi trực tiếp sinh hoạt (Mẫu 2); cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (không là đảng viên)
đăng ký với cơ quan, đơn vị công tác (Mẫu 2a).

3.3. Tiếp nhận, tổng hợp đăng ký

- Các chi bộ, đảng uỷ cơ sở tổng hợp đăng ký các mô hình thuộc phạm vi quản lý (bao gồm mô hình của chi bộ, đảng bộ; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; các tổ chức đoàn thể thuộc phạm vi quản lý (Mẫu 3)[2].

- Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh: Tiếp nhận, rà soát đăng ký của các đảng ủy, chi bộ trực thuộc; chỉ đạo các cơ quan liên quan tổng hợp, lập danh sách đăng ký các mô hình để xác nhận và xem xét biểu dương, khen thưởng theo quy định.

3.4. Rà soát mô hình “Dân vận khéo”

Hằng năm, các cấp uỷ, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tổ chức khảo sát, rà soát, đánh giá việc triển khai thực hiện các mô hình “Dân vận khéo” do cấp ủy, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp quản lý; tiếp tục triên khai xây dựng các mô hình có triển vọng; tổ chức xác nhận mô hình “Dân vận khéo”; đề xuất với cấp có thẩm quyền
xác nhận điển hình
“Dân vận khéo”, nhân rộng các mô hình, điển hình “Dân vận khéo”, tổng hợp, báo cáo với cơ quan tiếp nhận đăng ký theo quy định (Mẫu 4).

 Trên cơ sở kết quả đăng ký xây dựng mô hình mới và kết quả rà soát,
đánh giá các mô hình hằng năm, các tổ chức, cơ quan, đơn vị cập nhật, điều chỉnh, bổ sung số liệu, thông tin về mô hình đảm bảo chính xác.

* Lưu ý: Đối với tất cả các mô hình do tổ chức, cơ quan, đơn vị theo dõi phải có tóm tắt các thông tin liên quan mô hình theo mẫu bản đăng ký.

4. Xác nhận và khen thưởng mô hình, điển hình “Dân vận khéo”

4. 1. Xác nhận mô hình “Dân vận khéo”

4.1.1. Nguyên tắc xét xác nhận mô hình “Dân vận khéo”

- Đảm bảo đúng tiêu chí, tiêu chuẩn mô hình “Dân vận khéo”; được cấp có thẩm quyền xác nhận. 

- Công khai, dân chủ trong bình chọn. 

- Mô hình đăng ký với tổ chức, cơ quan, đơn vị nào thì tổ chức, cơ quan,
đơn vị đó trực tiếp xác nhận mô hình “Dân vận khéo”.

 4.1.2. Xác nhận mô hình “Dân vận khéo”

- Đối với tổ chức đảng: Ban Thường vụ Đảng ủy Khối hoặc tập thể cấp ủy
chi bộ, Ban Thường vụ Đảng ủy cơ sở, nơi không có Ban Thường vụ là Ban Chấp hành Đảng bộ cơ sở
(nơi tập thể, cá nhân đăng ký mô hình) trực tiếp xét và xác nhận
mô hình “Dân vận khéo” cho các chi bộ, đảng bộ và cá nhân đảng viên (thực hiện theo quy trình tại Mẫu 5 và các mẫu 5a, 5b).

- Đối với chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng: tập thể lãnh đạo tổ chức, cơ quan, đơn vị (nơi tập thể, cá nhân đăng ký mô hình) trực tiếp xét và xác nhận mô hình “Dân vận khéo” cho các tập thể, cá nhân (thực hiện theo quy trình tại Mẫu 5 và các mẫu 5a, 5b).

4.2. Xác nhận điển hình “Dân vận khéo”

Điển hình “Dân vận khéo” là những mô hình “Dân vận khéo” tiêu biểu,
nổi bật đã được tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị xác nhận. Trên cơ sở đề xuất của các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, việc xác nhận điển hình “Dân vận khéo” được
thực hiện như sau:

4.2.1. Đối với điển hình “Dân vận khéo” cấp cơ sở

Tập thể cấp ủy chi bộ, Ban Thường vụ Đảng ủy cơ sở, nơi không có
Ban Thường vụ là Ban Chấp hành Đảng bộ cơ sở
trực thuộc Đảng ủy Khối các
cơ quan tỉnh thẩm định và xác nhận điển hình “Dân vận khéo” cấp cơ sở theo
đề xuất của các tổ chức, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý;
đối với các điển hình “Dân vận khéo” cấp cơ sở đã được xác nhận (nếu đủ điều kiện) thì gửi danh sách về Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh đề nghị xác nhận điển hình “Dân vận khéo” cấp Đảng bộ Khối (Mẫu 6 và các mẫu 6a, 6b).

4.2.2. Đối với điển hình “Dân vận khéo” cấp Đảng bộ Khối

Ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh thẩm định, đề xuất
Ban Thường vụ Đảng ủy Khối xác nhận điển hình “Dân vận khéo” cấp Đảng bộ Khối theo đề xuất của các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc
phạm vi quản lý (Mẫu 7 và các mẫu 7a, 7b).

4.3. Khen thưởng điển hình “Dân vận khéo”

Hằng năm tổ chức khen thưởng điển hình “Dân vận khéo” đối với cấp cơ sở, cấp Đảng bộ Khối theo Hướng dẫn số 08-HD/BDVTU, ngày 25/9/2022 của
Ban Dân vận Tỉnh ủy về công tác khen thưởng Phong trào thi đua “Dân vận khéo”, giai đoạn 2022 - 2026.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Chấp hành Đảng bộ Khối giao Ban Thường vụ Đảng ủy Khối triển khai thực hiện Hướng dẫn; tổ chức đánh giá, xác nhận và khen thưởng mô hình,
điển hình “Dân vận khéo”. Chỉ đạo Ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối chủ trì,
phối hợp với các cơ quan tham mưu, giúp việc Đảng ủy Khối tham mưu các
nội dung thực hiện Hướng dẫn này; tham mưu đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện và công tác sơ kết, tổng kết thực hiện phong trào theo kế hoạch chỉ đạo của tỉnh.

2. Đề nghị các chi bộ, đảng ủy cơ sở, các đoàn thể trực thuộc quán triệt,
triển khai thực hiện Hướng dẫn của Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh, cụ thể:

2.1. Hướng dẫn chi tiết và triển khai các nội dung thực hiện mô hình
“Dân vận khéo” phù hợp với yêu cầu về thực hiện nhiệm vụ chính trị và xây dựng tổ chức đảng của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp để làm căn cứ cho các tổ chức đảng trực thuộc, đảng viên, đoàn viên, hội viên, công chức, viên chức, người lao động đăng ký.

2.2. Hằng năm chỉ đạo việc tổ chức đăng ký mô hình “Dân vận khéo” và tổng hợp theo Mẫu 2, Mẫu 3 gửi về Đảng ủy Khối (qua Ban Tuyên giáo); rà soát, đánh giá việc triển khai thực hiện các mô hình đã đăng ký; tổ chức thẩm định và xác nhận mô hình, điển hình “Dân vận khéo” cấp cơ sở. Mốc thời gian thực hiện như sau:

- Tổ chức đăng ký mô hình “Dân vận khéo”: Cấp cơ sở hoàn thành trong tháng 2; cấp Đảng bộ Khối hoàn thành trước ngày 20/3 hằng năm. Riêng năm 2024 cấp cơ sở hoàn thành trước 30/5/2024, cấp Đảng bộ Khối hoàn thành trước ngày 30/6/2024.

- Tổ chức rà soát, đánh giá việc triển khai thực hiện các mô hình đã đăng ký; tổ chức thẩm định và xác nhận mô hình, điển hình “Dân vận khéo”, cụ thể:

+ Cấp cơ sở tổng hợp, báo cáo gửi Ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối; hoàn thành trong tháng 10 hằng năm.

+ Cấp Đảng bộ Khối hoàn thành trong tháng 11 hằng năm.

2.3. Định kỳ 06 tháng và 1 năm (trước ngày 10/6 và 10/12 hằng năm) báo cáo kết quả thực hiện về Đảng ủy Khối (qua Ban Tuyên giáo) để tổng hợp, báo cáo Thường trực, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối.

3. Các tổ chức đoàn thể thuộc Đảng ủy Khối chủ động nghiên cứu, chỉ đạo triển khai mô hình “Dân vận khéo” gắn với các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước đang được triển khai trong hệ thống theo chỉ đạo chung của cấp trên.

4. Các cấp ủy trong các cơ quan báo chí, truyền thông và các tổ chức đảng, đoàn thể chỉ đạo việc tuyên truyền Phong trào “Dân vận khéo” và xây dựng
mô hình “Dân vận khéo” trên các nền tảng số và các chuyên trang, chuyên mục của cơ quan, đơn vị.

Trên đây là Hướng dẫn xây dựng mô hình “Dân vận khéo”, Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh đề nghị các cơ quan tham mưu giúp việc, các
đảng ủy, chi bộ cơ sở, các đoàn thể trực thuộc theo chức năng, nhiệm vụ xây dựng hướng dẫn hoặc kế hoạch triển khai thực hiện, báo cáo kết quả về Đảng ủy Khối (qua Ban Tuyên giáo) theo quy định. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo Ban Thường vụ Đảng ủy Khối./.

 

Nơi nhận:

- Ban Dân vận Tỉnh ủy,

- Các đ/c UV BCH Đảng bộ Khối,

- Các chi bộ, đảng bộ cơ sở,

- Các CQ TM, GV ĐUK,

- Các đoàn thể trực thuộc,                                                                      

- Lưu Văn phòng ĐUK.

                 

T/M BAN CHẤP HÀNH

PHÓ BÍ THƯ

 

 

 

 

 

Mai Thị Nhài


Tải phụ lục đính kèm 

XEM THÊM
Kế hoạch triển khai thực hiện KL số 72-KL/TW ngày 23/02/2024 của BCT về Tiếp tục thực hiện NQ số 13-NQ/TW, ngày 16/01/2012 của BCH TW Đảng khoá XI về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại (13/04/2024)
Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển thể dục, thể thao trong giai đoạn mới (13/04/2024)
Hướng dẫn triển khai đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung bài viết "Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (26/02/2024)
Truy cập hôm nay 144
Tổng lượt truy cập 2350887
Đang truy cập 63

Lên đầu trang
Dành cho quản trị