HỆ THỐNG VĂN BẢN    SINH HOẠT CHI BỘ     RSS     SITEMAP   

  ĐƯỜNG LỐI - CHÍNH SÁCH
  THỰC TIỄN - KINH NGHIỆM
  TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN
  TRẢ LỜI Ý KIẾN ĐẢNG VIÊN
  HỎI ĐÁP CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT
VIDEO MỚI xem thêm
 TRANG CHỦ   >  THỰC TIỄN - KINH NGHIỆM
Đăng vào Thứ bảy, ngày 04/05/2024
FaceBook Google Twitter | In bài viết
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội tại Đảng bộ Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên
Thực hiện Kế hoạch triển khai Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Đảng bộ, Lãnh đạo NHCSXH đã phối hợp tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Nguyên để ban hành các văn bản chỉ đạo và triển khai, phân công trách nhiệm cụ thể cho các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị- xã hội và UBND các huyện, thành phố theo từng lĩnh vực có liên quan để xây dựng kịp thời Kế hoạch triển khai Chiến lược phát triển NHCSXH đến năm 2030. Theo đó, Chiến lược hướng tới mục tiêu cụ thể là: Thực hiện có hiệu quả mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng chính sách đặc thù của NHCSXH; thực hiện tốt các chương trình TDCS xã hội được Chính phủ giao và các chương trình tín dụng do địa phương, các tổ chức, đơn vị giao vốn ủy thác; 100% người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu, đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ tài chính toàn diện do NHCSXH cung cấp; phấn đấu tỷ lệ nợ quá hạn dưới 0,1%/tổng dư nợ.

Bên cạnh đó, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, có đạo đức nghề nghiệp, có đầy đủ kỹ năng nhằm đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ; hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu lực hệ thống kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động TDCS xã hội; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, hiện đại hóa ngân hàng. Phát triển hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật. Xây dựng nền tảng ngân hàng số, đa dạng hóa sản phẩm, phát triển các loại hình dịch vụ phù hợp, hiện đại hóa công tác quản trị điều hành của NHCSXH nhằm phục vụ tốt hơn các đối tượng chính sách, góp phần thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia của Chính phủ và Chiến lược Công nghệ thông tin ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025 định hướng đến 2030. Chiến lược đề ra 12 nhiệm vụ, giải pháp, trong đó, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội là giải pháp trọng tâm để hoàn thành chiến lược phát triển NHCSXH nói chung và đối với Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Qua thời gian triển khai Chiến lược phát triển, với quyết tâm cao trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ, tổ chức đảng; luôn bám sát vào nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm; sự vào cuộc đồng bộ, kịp thời của cả hệ thống chính trị và triển khai tích cực của NHCSXH tỉnh Thái Nguyên, công tác tín dụng chính sách xã hội đã đạt được nhiều kết quả quan trọng; Đảng bộ, Ban lãnh đạo chủ động tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh, đề xuất Thường trực Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh thường xuyên quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện về mọi mặt cho hoạt động của NHCSXH, đề xuất UBND tỉnh trích tăng thêm nguồn vốn ngân sách địa phương chuyển sang NHCSXH cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Hằng năm, bên cạnh nguồn vốn từ các chương trình tín dụng chính sách của Trung ương, tỉnh đã hỗ trợ NHCSXH về cơ sở vật chất, bố trí ngân sách, động viên các doanh nghiệp chuyển vốn sang NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, do đó nguồn vốn cho vay được tăng lên hằng năm, đáp ứng nhu cầu vay vốn của đông đảo người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, góp phần tạo việc làm, giảm nghèo bền vững, hỗ trợ các đối tượng chính sách xã hội, những người có hoàn cảnh khó khăn và xây dựng nông thôn mới.

Đến 31/3/2024, tổng dư nợ cho vay các chương trình tín dụng chính sách đạt 4.704.343 triệu đồng, trong đó dư nợ cho vay bằng nguồn vốn ủy thác địa phương là 244.723 triệu đồng; tổng nguồn vốn đạt 4.821.833 triệu đồng, trong đó nguồn vốn ủy thác địa phương chuyển sang NHCSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách là 245.957 triệu đồng, tăng 45.284 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2023 (tăng 22,56%).

Từ thực tiễn công tác triển khai, tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển NHCSXH đến năm 2030. Để tăng cường hiệu quả sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, trong thời gian tới cần tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể như sau:

Một là, tiếp tục tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Các cấp ủy đảng, chính quyền xác định công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội là một trong những nhiệm vụ trong chương trình, kế hoạch hoạt động thường xuyên của địa phương, đơn vị. Tổ chức thực hiện tốt chủ trương huy động các nguồn lực cho tín dụng chính sách xã hội gắn với chuyển đổi cơ cấu sản xuất, phát triển kinh tế, giáo dục - đào tạo, dạy nghề, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững.

Hai là, nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền, sự phối hợp của các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, nhất là ở xã, phường, thị trấn và vai trò, trách nhiệm của Ban Giảm nghèo các cấp, Ban quản lý các Tổ tiết kiệm và vay vốn trong công tác quản lý vốn tín dụng chính sách trên địa bàn; thường xuyên giám sát, tổ chức kiểm tra để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý những tồn tại, vướng mắc trong việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội ở cơ sở. 

Ba là, tập trung nâng cao năng lực hoạt động của NHCSXH để thực hiện các chương trình, dự án tín dụng chính sách xã hội hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác của tỉnh. Hàng năm, chú trọng dành một phần nguồn vốn từ ngân sách địa phương để chuyển sang NHCSXH cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác tại địa phương; chỉ đạo các đơn vị tiến hành rà soát các nguồn vốn cho vay ưu đãi có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, chuyển giao hoặc ủy thác tập trung vào một đầu mối thực hiện là NHCSXH để quản lý cho vay theo một phương thức thống nhất; tổ chức phát động tiết kiệm ngày vì người nghèo, vận động các nguồn vốn không hoàn lại, nguồn vốn không lãi suất hoặc lãi suất thấp từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để bổ sung nguồn vốn cho vay; hỗ trợ cơ sở vật chất, trụ sở và điều kiện làm việc cho NHCSXH, đảm bảo ổn định, thuận lợi để quản lý tài sản, tiền vốn an toàn, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Bốn là, nâng cao chất lượng, hiệu quả phương thức ủy thác cho vay qua các tổ chức chính trị - xã hội, sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị liên quan; thường xuyên kiện toàn, nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát, quản trị hoạt động tín dụng chính sách xã hội của Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH các cấp. Phát huy vai trò nòng cốt, tính chủ động của NHCSXH, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, UBND các huyện, thành phố, Ban Giảm nghèo các cấp và các tổ tiết kiệm và vay vốn ở cơ sở trong việc quản lý và phối hợp thực hiện tín dụng chính sách xã hội trong bình xét cho vay, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và chỉ đạo NHCSXH phối hợp với các đơn vị liên quan đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, tích cực giảm nợ quá hạn, nâng cao chất lượng tín dụng.

Năm là, tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá hiệu quả tín dụng chính sách xã hội đối với các chương trình mục tiêu của tỉnh và công tác an sinh xã hội trên địa bàn, triển khai nhân rộng các mô hình vay vốn sản xuất kinh doanh hiệu quả, các cá nhân điển hình vượt nghèo từ nguồn vốn ưu đãi. Qua đó, rút kinh nghiệm để xây dựng và phát triển NHCSXH phù hợp với tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội và định hướng phát triển của tỉnh, kịp thời chỉ đạo giải quyết, tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong việc thực thi tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn.

Phát huy những thành quả đạt được, trong thời gian tới, Đảng uỷ NHCSXH tỉnh Thái Nguyên tiếp tục tích cực tham mưu Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo các sở, ban, ngành, tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác, chính quyền địa phương các cấp phối hợp với NHCSXH triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ, giải pháp đã đặt ra, góp phần thực hiện thành công Chương trình hành động triển khai thực hiện Chiến lược phát triển NHCSXH đến năm 2030 đã đề ra./.

Lê Thị Thơm, Ủy viên BCH Đảng bộ Ngân hàng Chính sách xã hội, Bí thư Chi bộ Kế toán Ngân quỹ
XEM THÊM
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ TẠI CHI BỘ HỘI CHỮ THẬP ĐỎ TỈNH THÁI NGUYÊN (04/05/2024)
MỘT SỐ KẾT QUẢ CÔNG TÁC QUÝ I/2024 (04/05/2024)
Tuổi trẻ Thái Nguyên thể hiện tình yêu Tổ quốc, lan toả Cuộc vận động “Tự hào một dải non sông” (04/04/2024)
Truy cập hôm nay 110
Tổng lượt truy cập 2361606
Đang truy cập 70

Lên đầu trang
Dành cho quản trị