HỆ THỐNG VĂN BẢN    SINH HOẠT CHI BỘ     RSS     SITEMAP   

  ĐƯỜNG LỐI - CHÍNH SÁCH
  THỰC TIỄN - KINH NGHIỆM
  TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN
  TRẢ LỜI Ý KIẾN ĐẢNG VIÊN
  HỎI ĐÁP CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT
VIDEO MỚI xem thêm
 TRANG CHỦ   >  HỎI ĐÁP CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT
Đăng vào Thứ sáu, ngày 20/01/2017
FaceBook Google Twitter | In bài viết
Hỏi đáp chính sách BHXH, BHYT, BHTN tháng 01/2017
Hỏi: Chúng tôi được biết, Luật Nghĩa vụ quân sự quy định hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời gian phục vụ tại ngũ được Nhà nước bảo đảm chế độ BHXH, BHYT; khi khi xuất ngũ được giải quyết quyền lợi về BHXH theo quy định của Luật BHXH. Vậy xin hỏi chế độ, quyền lợi BHXH cụ thể của đối tượng này được thực hiện thế nào?
Trả lời:
Luật Nghĩa vụ quân sự quy định: Hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời gian phục vụ tại ngũ được Nhà nước bảo đảm chế độ BHXH, BHYT theo quy định của Luật BHXH, Luật BHYT; khi xuất ngũ được giải quyết quyền lợi về BHXH theo quy định của Luật BHXH.
Ngày 6/4/2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 27/2016/NĐ-CP quy định một số chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ.
Về chế độ BHXH, Khoản 1 Điều 7 Nghị định 27 quy định, ngoài chế độ BHXH một lần được hưởng theo quy định của pháp luật về BHXH, hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được trợ cấp xuất ngũ một lần.
Ngày 28/6/2016, Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư số 95/2016/TT-BQP hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 27/2016/NĐ-CP ngày 6/4/2016 của Chính phủ quy định một số chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ.
Khoản 1 Điều 7 Thông tư số 95 nêu trên quy định chế độ BHXH như sau:
a) Thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được tính là thời gian đóng BHXH (BHXH) để làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH theo quy định.
b) Trường hợp trước khi nhập ngũ, có thời gian làm việc, đóng BHXH bắt buộc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, nếu xuất ngũ về địa phương thì được cộng nối thời gian công tác có đóng BHXH trước đó với thời gian tại ngũ để tính hưởng chế độ BHXH theo quy định và do BHXH Bộ Quốc phòng giải quyết.
c) Trường hợp trước khi nhập ngũ có thời gian làm việc, đóng BHXH bắt buộc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, sau đó xuất ngũ về cơ quan cũ hoặc các cơ quan Nhà nước,tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, tiếp tục đóng BHXH thì được cộng thời gian trước đó với thời gian tại ngũ và thời gian công tác có đóng BHXH sau này để làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH theo quy định. Cụ thể như sau:
Tổng thời gian tính hưởng BHXH = Thời gian đóng BHXH cơ quan, tổ chức bên ngoài Quân đội (trước khi nhập ngũ) + Thời gian phục vụ tại ngũ + Thời gian đóng BHXH cơ quan, tổ chức bên ngoài Quân đội (sau khi xuất ngũ).
 
Hỏi: Học sinh, sinh viên thuộc gia đình cận nghèo hoặc gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có mức sống trung bình sẽ tham gia BHYT theo đối tượng hộ gia đình hay tham gia theo đối tượng học sinh, sinh viên? Mức đóng và quyền lợi hưởng BHYT ở các nhóm đối tượng này có gì khác nhau?
Trả lời:
Theo quy định của Luật BHYT, trong trường hợp một người thuộc nhiều nhóm tham gia BHYT thì sẽ tham gia BHYT theo các nhóm thứ tự từ trên xuống và quyền lợi thì được hưởng ở nhóm có quyền lợi cao nhất, vì vậy:
- Học sinh, sinh viên thuộc gia đình cận nghèo thì tham gia BHYT theo hộ gia đình cận nghèo;
- Học sinh, sinh viên thuộc gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có mức sống trung bình thì tham gia BHYT theo nhóm HSSV;
- Mức đóng BHYT của HSSV theo hộ gia đình cận nghèo thấp hơn mức đóng của HSSV, do hộ cận nghèo được Ngân sách nhà nước hỗ trợ 70% mức đóng; hộ cận nghèo mới thoát nghèo 5 năm được hỗ trợ 100% mức đóng; còn HSSV chỉ được hỗ trợ 30% mức đóng.
Quyền lợi hưởng BHYT của người thuộc hộ cận nghèo là 95%; HSSV và người thuộc gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có mức sống trung bình là 80%.
 
 Hỏi: Cả hai vợ chồng em cùng tham gia bảo hiểm xã hội trên 4 năm và làm cùng 1 công ty. 23/4/2016 vợ em đẻ đủ tháng ,1 con, theo đó em nghỉ 7 ngày theo luật. Sau 7 ngày em đi làm và em nộp các giấy tờ để hưởng chế độ thai sản, nhưng đến khi nhận tiền thì em chỉ thấy có của vợ. Vậy cho em hỏi hiện tại em còn nộp thủ tục để được hưởng thai sản được không?  
Trả lời:
Căn cứ theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 31, khoản 2 Điều 34  Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con được hưởng chế độ thai sản. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
“a) 05 ngày làm việc;
b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.”
Mức hưởng được tính theo công thức sau:
Mức hưởng = Lương cơ bản đóng bảo hiểm xã hội/24 x số ngày được nghỉ.
Nếu thực tế, bạn đã nghỉ việc hưởng chế độ BHXH, thì để được giải quyết chế độ nghỉ việc do vợ sinh con, trong vòng 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc bạn phải nộp hồ sơ nghỉ hưởng chế độ thai sản cho công ty của bạn (theo Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014) như :
– Giấy khai sinh của con hoặc giấy chứng sinh (bản sao có chứng thực, 01 bản/con);
– Giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.
 
Hỏi: Trong những trường hợp nào NLĐ đang hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN) không phải thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm?
Trả lời:
Khoản 2, Điều 10 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015 hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật Việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về BH thất nghiệp đã quy định:  
NLĐ đang hưởng TCTN không phải thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm nếu thời gian thông báo về việc tìm kiếm việc làm nằm trong khoảng thời gian mà NLĐ thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Nam từ đủ 60 tuổi trở lên, nữ từ đủ 55 tuổi trở lên;
b) NLĐ được xác định thuộc danh mục bệnh phải điều trị dài ngày có giấy xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
c) Nghỉ hưởng chế độ thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền. Riêng đối với trường hợp nam giới có vợ chết sau khi sinh con mà phải trực tiếp nuôi dưỡng con thì giấy tờ xác nhận là giấy khai sinh của con và giấy chứng tử của mẹ;
d) Đang tham gia khóa học nghề theo quyết định của Giám đốc Sở LĐ-TB&XH và có xác nhận của cơ sở dạy nghề;
đ) Thực hiện HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 3 tháng.
Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày NLĐ thuộc một trong các trường hợp tại các Điểm b, c, d, đ của Khoản này thì NLĐ phải gửi thư bảo đảm hoặc ủy quyền cho người khác nộp giấy đề nghị không thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm theo Mẫu số 17 ban hành kèm theo Thông tư này và kèm theo bản chính hoặc bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ theo quy định nêu trên đến trung tâm dịch vụ việc làm nơi NLĐ đang hưởng TCTN, trường hợp gửi theo đường bưu điện thì tính theo ngày gửi ghi trên dấu bưu điện. Sau khi hết thời hạn của một trong các trường hợp nêu trên, NLĐ phải tiếp tục thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm theo quy định.
Khoản 3, Điều 10 Thông tư 28 cũng quy định, NLĐ đang hưởng TCTN không phải trực tiếp thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm nếu thời gian thông báo về việc tìm kiếm việc làm nằm trong khoảng thời gian mà NLĐ thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Ốm đau nhưng không thuộc trường hợp quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
b) Bị tai nạn có xác nhận của CSGT hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;
c) Bị hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn;
d) Cha, mẹ, vợ/chồng, con của NLĐ chết; NLĐ hoặc con của NLĐ kết hôn có giấy xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn.
Các trường hợp không trực tiếp đến trung tâm dịch vụ việc làm thì chậm nhất trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày cuối cùng của thời hạn thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm theo quy định, NLĐ phải gửi thư bảo đảm hoặc ủy quyền cho người khác nộp bản chính hoặc bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ theo quy định nêu trên đến trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng TCTN, trường hợp gửi theo đường bưu điện thì tính theo ngày gửi ghi trên dấu bưu điện.
 
Hỏi: Đến năm 2017 bố của tôi đủ tuổi nghỉ hưu, nhưng mới có hơn 18 năm đóng BHXH bắt buộc. Vậy bố của tôi có thể đóng tiếp BHXH tự nguyện 1 lần cho thời gian còn thiếu để hưởng chế độ hưu trí không? Thời điểm hưởng lương hưu được tính từ khi đóng hay từ khi đủ tuổi nghỉ hưu?
Trả lời:
Theo quy định của Luật BHXH hiện hành, những trường hợp đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH như bố của bạn có thể tham gia BHXH tự nguyện để đủ điều kiện thời gian hưởng chế độ hưu trí.
Điểm e, Khoản 1, Điều 9 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện đã quy định: Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
Khoản 2, Điều 6, Nghị định số 134/2015/NĐ-CP nêu trên cũng quy định: Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện đóng một lần cho những năm còn thiếu theo quy định tại Điểm e, Khoản 1, Điều 9 Nghị định này để đủ điều kiện hưởng lương hưu thì thời điểm hưởng lương hưu được tính từ tháng liền kề sau tháng đóng đủ số tiền cho những năm còn thiếu.
Khoản 2, Điều 5 Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH ngày 18/2/2016 của Bộ LĐ-TB&XH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện nêu rõ: Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện đóng một lần cho những năm còn thiếu theo quy định tại Khoản 2, Điều 8 Thông tư này để đủ điều kiện hưởng lương hưu thì thời điểm hưởng lương hưu được tính từ ngày 1 tháng liền kề sau tháng đóng đủ số tiền cho những năm còn thiếu.


Hà Bùi Huệ
(Bảo hiểm xã hội tỉnh - tổng hợp)
XEM THÊM
Hỏi đáp chính sách thuế mới (20/01/2017)
Thông báo số 751/TB-BHXH, ngày 14/6/2017 của Bảo hiểm xã hội tỉnh về việc điều chỉnh, bổ sung hướng dẫn đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế năm 2017 (05/07/2017)
Hỏi đáp chính sách BHXH, BHYT, BHTN tháng 06/2017 (05/07/2017)
Kế hoạch dán tem tại các cột đồng hồ bơm xăng, dầu đã đạt gấn 50% qua 5 ngày triển khai. (20/01/2017)
Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên kê khai, nộp thuế điện tử nhanh chóng thuận tiện, tiết kiệm thời gian và chi phí. (20/01/2017)
An toàn giao thôngThái Nguyên số tháng 12/2016 (20/01/2017)
Truy cập hôm nay 243
Tổng lượt truy cập 2338377
Đang truy cập 4

Lên đầu trang
Dành cho quản trị