HỆ THỐNG VĂN BẢN    SINH HOẠT CHI BỘ     RSS     SITEMAP   

  ĐƯỜNG LỐI - CHÍNH SÁCH
  THỰC TIỄN - KINH NGHIỆM
  TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN
  TRẢ LỜI Ý KIẾN ĐẢNG VIÊN
  HỎI ĐÁP CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT
VIDEO MỚI xem thêm
 TRANG CHỦ   >  THỰC TIỄN - KINH NGHIỆM
Đăng vào Thứ ba, ngày 01/08/2017
FaceBook Google Twitter | In bài viết
TẠO SỰ LAN TỎA TỪ NHỮNG PHIÊN CHỢ HÀNG VIỆT
Trong những năm qua, Chương trình đưa hàng Việt về miền núi của tỉnh Thái Nguyên đã đạt được kết quả đáng ghi nhận; không chỉ là cầu nối chương trình còn tạo nên hiệu ứng tương tác tích cực giữa doanh nghiệp sản xuất trong nước và người tiêu dùng.
Từ năm 2009 đến năm 2017, Sở Công Thương Thái Nguyên đã phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tổ chức được 33 chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi” tại các địa phương trong tỉnh với sự tham gia của trên 250 đơn vị, doanh nghiệp. Năm 2017, tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Sở Công Thương Thái Nguyên phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện tổ chức chương trình đưa hàng Việt về miền núi: Tại Thị trấn Chợ Chu (Định Hóa) từ ngày 06 đến ngày 08/6; xã Vô Tranh (Phú Lương) từ ngày 10 đến ngày 12/6; xã Thượng Nung (Võ Nhai) từ ngày 14 đến ngày 16/6; xã Tân Đức (Phú Bình) từ ngày 18 đến ngày 20/6.
 

Chương trình đưa hàng Việt về miền núi

Trong bối cảnh tình hình kinh tế đang trong quá trình hội nhập đòi hỏi các đơn vị, doanh nghiệp trong nước cần linh hoạt, chủ động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh để đáp ứng, phù hợp với nền kinh tế thị trường. Chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi” năm 2017 là hoạt động thiết thực nhằm thúc đẩy tốt hơn nữa phong trào người Việt Nam dùng hàng Việt Nam tại địa phương; giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu, thói quen mua sắm từng vùng miền để có chiến lược cho các sản phẩm hàng hóa phù hợp với từng thị trường, thực hiện các hoạt động khuyến mãi, giảm giá để người tiêu dùng mạnh dạn tiếp cận hàng hóa sản xuất trong nước, qua đó mở rộng đại lý phân phối; tạo điều kiện cho người tiêu dùng ở nông thôn, miền núi có thêm cơ hội để tham quan, mua sắm những mặt hàng chất lượng cao, do chính các doanh nghiệp có uy tín trong nước sản xuất. Từ đó, có thêm thông tin để so sánh, đánh giá về chất lượng, giá cả của hàng sản xuất trong nước với những hàng ngoại được bày bán trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên thị trường.

Tham gia chương trình đưa hàng Việt về miền núi năm 2017 với trên 35 gian hàng đến từ hơn 20 đơn vị, doanh nghiệp tiêu biểu trong và ngoài tỉnh, sản phẩm chủ yếu gồm: Viễn thông, may mặc, da giầy, giống cây trồng, thức ăn chăn nuôi, dụng cụ nông nghiệp, đồ dùng gia đình, văn phòng phẩm, sách, thiết bị, đồ dùng học tập... Chương trình đã thu hút khoảng 23.000 lượt khách vào tham quan và mua sắm; kết quả doanh thu bán hàng của chương trình ước đạt khoảng 1,7 tỷ đồng, qua đó thấy được sự chỉ đạo sát sao của Ban Tổ chức; cố gắng của đơn vị thực hiện (Trung tâm Xúc tiến Thương mại Thái Nguyên), sự chủ động tiếp cận khách hàng của các doanh nghiệp tham gia. 

Đặc biệt trong chương trình nhằm đẩy mạnh, cụ thể hóa công tác tuyên truyền tăng sức hút đối với mọi tầng lớp nhân dân về ý nghĩa của Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, đồng thời nhằm khích lệ, phát huy truyền thống đại đoàn kết, tương thân, tương ái và hướng đến kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2017), Ban tổ chức đã vận động được 22 đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia tặng 600 suất quà, cho 186 gia đình chính sách, người có công, hộ nghèo; 214 cháu học sinh nghèo vượt khó, học giỏi tại các địa phương diễn ra Chương trình, có giá trị lên đến 186.220.000 đồng; đã phần nào động viên các gia đình chính sách, hộ nghèo khắc phục khó khăn vươn lên trong cuộc sống và các cháu học sinh nghèo vượt khó tiếp tục cố gắng học tập để cống hiến sức mình cho quê hương, đất nước.

Để tăng sức lan tỏa sâu rộng của Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi, hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, các cấp chính quyền, ngành chức năng và doanh nghiệp cần có một chiến lược lâu dài, đồng bộ và hiệu quả, linh hoạt. Vì, mục đích chính của các chương trình đưa hàng Việt Nam chất lượng cao về vùng nông thôn không chỉ là số lượng hàng được bán tại chỗ, mà là tạo cơ hội để người tiêu dùng thấy được hàng Việt Nam có chất lượng tốt như thế nào để từ đó tin dùng. Vì vậy, cùng với những giải pháp thiết thực trong công tác phát triển cơ sở hạ tầng thương mại, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sách cho các doanh nghiệp phát triển điểm bán cố định tại địa phương, các cấp chính quyền cần tổ chức triển khai có hiệu quả chương trình kết nối nhà sản xuất, kinh doanh hàng Việt với nhà phân phối, tạo điều kiện về mặt bằng và thủ tục hành chính để các nhà phân phối mở rộng kinh doanh ở khu vực nông thôn, khẳng định thương hiệu và không ngừng nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Nhà nước cần tiếp tục tăng cường kinh phí cho việc xúc tiến thương mại và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia chương trình, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, kiểm soát hàng hóa, phòng chống các hành vi sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng... nhằm bảo vệ, hỗ trợ người tiêu dùng./.

Nguyễn Hồng Kỳ
(Sở Công Thương Thái Nguyên)
XEM THÊM
ĐÀO TẠO NHÂN SỰ CÔNG CỦA NHẬT BẢN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (02/08/2017)
Đảng bộ Ngân hàng nhà nước tỉnh Thái Nguyên đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đại đức, phong cách Hồ Chí Minh (03/01/2018)
Chi bộ Bưu điện thành phố Thái Nguyên thực hiện tốt "Làm theo lời Bác" (03/01/2018)
KHO BẠC NHÀ NƯỚC THÁI NGUYÊN: CHUẨN BỊ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN THỐNG NHẤT ĐẦU MỐI KIỂM SOÁT CÁC KHOẢN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (01/08/2017)
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2017 (01/08/2017)
Một số giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ tại Đảng bộ Ngân hàng nhà nước tỉnh Thái Nguyên (05/07/2017)
Truy cập hôm nay 6530
Tổng lượt truy cập 2333987
Đang truy cập 1

Lên đầu trang
Dành cho quản trị