HỆ THỐNG VĂN BẢN    SINH HOẠT CHI BỘ     RSS     SITEMAP   

  ĐƯỜNG LỐI - CHÍNH SÁCH
  THỰC TIỄN - KINH NGHIỆM
  TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN
  TRẢ LỜI Ý KIẾN ĐẢNG VIÊN
  HỎI ĐÁP CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT
VIDEO MỚI xem thêm
 TRANG CHỦ   >  HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
Đăng vào Thứ năm, ngày 19/01/2017
FaceBook Google Twitter | In bài viết
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về công tác Tuyên giáo
"Lãnh đạo quan trọng nhất là lãnh đạo tư tưởng, phải hiểu tư tưởng của mỗi cán bộ để giúp đỡ thiết thực trong công tác; vì tư tưởng thông suốt thì làm tốt, tư tưởng nhùng nhằng thì không làm được việc". (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.466)

“Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế. Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi… Có kinh nghiệm mà không có lý luận, cũng như một mắt sáng, một mắt mờ… Nói tóm lại, mỗi cán bộ, đảng viên phải học lý luận, phải đem lý luận áp dụng vào công việc thực tế. Phải chữa cái bệnh kém lý luận, khinh lý luận và lý luận suông”.
(Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.233-235)


“Hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin là phải sống với nhau có tình nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống với nhau không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin được... Lấy gương người tốt, việc tốt có thật trong nhân dân và cán bộ, đảng viên ta mà giáo dục lẫn nhau, đó chính là một cách tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin thiết thực nhất”.
(Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđ d, t.12, tr.554)


“a) Học để  sửa chữa tư tưởng: Hăng hái theo cách mạng, điều đó rất hay. Nhưng tư tưởng chưa thật đúng là tư tưởng cách mạng, vì thế phải học tập để sửa chữa cho đúng. Tư tưởng đúng thì hành động mới khỏi sai lạc và mới làm trọn nhiệm vụ cách mạng được.

b) Học để tu dưỡng đạo đức cách mạng: Có đạo đức cách mạng thì mới hy sinh tận tụy với cách mạng, mới lãnh đạo được quần chúng đưa cách mạng đến thắng lợi hoàn toàn.

c) Học để tin tưởng: Tin tưởng vào đoàn thể. Tin tưởng vào nhân dân. Tin tưởng vào tương lai của dân tộc. Tin tưởng vào tương lai cách mạng. Có tin tưởng thì lúc ra thực hành mới vững chắc, hăng hái, lúc gặp khó khăn mới kiên quyết hy sinh.

d) Học để hành: Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”.
(Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.50)

“Vì việc học tập chủ nghĩa còn kém, cho nên tư tưởng của nhiều cán bộ và đảng viên chưa thuần thục, trình độ lý luận còn non nớt. Do đó, trong khi thi hành chính sách của Đảng và của Chính phủ, đã xảy ra những khuynh hướng sai lầm hoặc “tả” hoặc “hữu”… Vì vậy, học tập chủ nghĩa, dùi mài tư tưởng, nâng cao lý luận, chỉnh đốn tổ chức là những việc cần kíp của Đảng”.  
(Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.166 -167)

“Tuyên truyền là đem một việc gì đó nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt được mục đích đó, là tuyên truyền thất bại. Muốn thành công, phải biết cách tuyên truyền…
Phải biết cách nói. Nói thì phải giản đơn, rõ ràng, thiết thực. Phải có đầu, có đuôi, sao cho ai cũng hiểu được, nhớ được. Chớ dùng những danh từ lạ, ít người hiểu. Chớ nói ra ngoài đề, chớ lặp đi lắp lại. Chớ nói quá một tiếng đồng hồ, vì nói dài thì người ta chán tai, không thích nghe nữa…”
(Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.162)

Ban biên tập
(Đảng Ủy khối CCQ tỉnh Thái Nguyên)
XEM THÊM
Cách ứng đáp mẫn tiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/01/2017)
Tình thương yêu bao la của người: Chú sang xông nhà cho Bác (19/01/2017)
Những mẩu chuyện về phong cách Hồ Chí Minh: Những lời Bác dạy (20/01/2017)
Truy cập hôm nay 708
Tổng lượt truy cập 2335747
Đang truy cập 64

Lên đầu trang
Dành cho quản trị